Nếu bạn mới sử dụng hóa đơn điện tử của Viettel và chưa biết cách xuất hóa đơn điện tử Viettel thì tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây của Tongdaiviettelhcm.com. Với một vài bước đơn giản, bạn có thể phát hành hóa đơn dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Cách lập hóa đơn điện tử Viettel
Để phát hành hóa đơn điện tử Viettel, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Vào giao diện “Lập hóa đơn”
- Đăng nhập vào S-invoice > chọn mục “Quản lý hóa đơn”
- Lập hóa đơn nháp : Quản lý hóa đơn chưa phát hành → Lập hóa đơn
- Lập hóa đơn ngay lập tức: Quản lý hóa đơn đã phát hành → Lập hóa đơn
Bước 2: Thiết lập các thông tin dữ liệu về khách hàng mới hoặc truy vấn dữ liệu khách hàng cũ
Đối với DLKH mới, chưa có trong CSDL trên tài khoản, bạn cần nhập các thông tin bao gồm: Điện thoại, tên người mua, mã số thuế, địa chỉ Email, tên đơn vị, địa chỉ. Nếu bạn nhập “tên đơn vị” thì hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập “mã số thuế” nhưng nếu bạn chỉ nhập “tên người mua” thì hệ thống không yêu cầu nhập MST.
Lưu ý: Đối với khách lẻ thì phải nhập tên người mua và địa chỉ. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì phải nhập tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế.
Sau khi nhập xong, bạn ấn vào “ Thêm mới khách hàng” > hệ thống thông báo “Thêm dữ liệu mới thành công”. Vậy là bạn đã tạo xong CSDL mới của khách hàng.
Bước 3: Thiết lập các thông tin cho phần “Thông tin khách hàng”
- Chọn danh sách khách hàng qua trường tìm kiếm: Hệ thống tự động điền vào các trường với thông tin khách hàng có sẵn
- Chọn danh sách khách hàng không qua trường tìm kiếm: Người dùng cần tự nhập thông tin
Chú ý: Nếu tích vào “ Người mua không lấy hóa đơn” thì các trường trong tab sẽ không bắt buộc nhập
Bước 4: Thiết lập các thông tin cho phần “Thông tin hóa đơn”
- Chọn các danh sách giá trị có sẵn tại các trường
- Danh sách mẫu hóa đơn và ký hiệu được tạo sẵn từ thông báo phát hành, những mẫu hiển thị là những mẫu có TBPH đang hoạt động và chưa bị hủy dải
>> Tại Tab “Chi tiết hóa đơn”
- Chọn tính chất (mặc định là hàng hóa) với 4 tính chất : Chiết khấu, Ghi chú/Diễn giải, hàng hóa , Khuyến mại
- Trường hợp sử dụng Phí,Lệ phí tại tính chất hàng hóa
- Quản lý hệ thống > Cấu hình doanh nghiệp > Chọn Sử dụng Phí,Lệ phí (NĐ123)
>> Tại tính chất hàng hóa 5 tính chất : Chiết khấu, Ghi chú/Diễn giải, hàng hóa , Khuyến mại, Phí, Lệ phí
- Chọn danh sách hàng hóa và nhập số lượng, hệ thống sẽ tính thành tiền
- Dấu x là những trường bắt buộc nhập
- Thông tin tiền hàng được thể hiện cuối tab Chi tiết hóa đơn
* Công thức tính tiền:
Tiền hàng trước thuế = Hàng hóa + Khuyến mại – Chiết khấu
Tiền thuế = Tiền hàng trước thuế * tiền thuế GTGT
Tiền hàng sau thuế = tiền hàng trước thuế + tiền thuế + tiền phí, lệ phí
* Đối với hóa đơn có Phí, Lệ phí: Người dùng không thể lập hóa đơn chỉ Phí, lệ phí. Người dùng bắt buộc phải chọn thêm ít nhất 1 loại Hàng hóa/Chiết khấu/Khuyến mại/Ghi chú
Bước 5: Nhấn lưu hóa đơn
Vậy là bạn đã hoàn thành khâu lập hóa đơn điện tử.
Cách xuất hóa đơn điện tử Viettel
Sau khi lập hóa đơn điện tử, bạn cần biết cách xuất hóa đơn điện tử Viettel. Các bước làm như sau:
Bước 1: Vào giao diện “Quản lý hóa đơn chưa phát hành” trên menu “Quản lý hóa đơn”
Bước 2: Tìm kiếm hóa đơn điện tử cần phát hành sau đó nhấn vào “Phát hành”
Bước 3: Nhập thời gian phát hành hóa đơn
Bước 4: Nhấn chọn “Phát hành”
Lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử Viettel
Vì nhu cầu nội dung hóa đơn điện tử của doanh nghiệp rất đa dạng nên chi tiết hóa đơn sẽ thay đổi theo từng mẫu hóa đơn. Sau đây là các trường cần lưu ý:
Trường “Điều chỉnh”, đây được hiểu như là các loại nội dung hóa đơn khác nhau:
+ Hàng hóa: Là nội dung như 1 loại hàng hóa bình thường, doanh nghiệp bắt buộc phải nhập Tên Sản phẩm, Số lượng, Đơn giá. Hệ thống sẽ tự tính ra Thành tiền
+ Ghi chú: Là nội dung hóa đơn thể hiện như 1 dòng ghi chú, Bắt buộc nhập ở trường “Tên sản Phẩm”
+ Chiết khấu: Doanh nghiệp bắt buộc phải nhập trường “Tên sản Phẩm” và “Thành tiền”, Số tiền nhập vào sẽ được trừ trực tiếp trên hóa đơn vào số tổng tiền trước thuế. Các doanh nghiệp có chiết khấu sau thuế lưu ý trường hợp này
+ Bảng kê: Nội dung hóa đơn hiểu như nội dung bảng kê, các hóa đơn dịch vụ thường sử dụng chức năng này. Doanh nghiệp bắt bược phải nhập trường “Tên sản Phẩm” và “Thành tiền”, Số tiền nhập vào được hiểu như tiền hàng hóa, dịch vụ. ( Lưu ý: hiện hóa đơn điện tử không cho phép doanh nghiệp xuất bảng kê, do hóa đơn điện tử có thể có nhiều trang hàng hóa)
+ Phí Khác: Doanh nghiệp bắt buộc phải nhập trường “Tên sản Phẩm” và “Thành tiền”, Số tiền nhập vào sẽ được trừ trực tiếp trên hóa đơn vào số tổng tiền trước thuế.
LỜI KẾT
Trên đây là cách xuất hóa đơn điện tử Viettel. Hy vọng rằng qua những hướng dẫn chi tiết trên, bạn có thể xuất hơn đơn dễ dàng và nhanh chóng.
>> Xem thêm: Cách Tra Hóa Đơn Điện Tử Viettel Đơn Giản Nhất